Các biện pháp chống thấm sàn mái hiệu quả mà bạn nên biết
Thấm dột là tình trạng phổ biến và thường xuyên xuất hiện ở các công trình, nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng thấm dột sẽ gây ảnh hưởng và gây hư hại nghiêm trọng đến công trình của bạn. Nếu bạn chưa tìm được biện pháp chống thấm sàn mái hiệu quả thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé!
1. Nguyên nhân gây thấm dột sàn mái:
Sàn mái của công trình có thể bị thấm dột bởi một trong các nguyên nhân sau:
+ Do tác động của các yếu tố như nước mưa, nhiệt độ, độ ẩm cao,… trong thời gian dài gây thấm dột.
+ Do sàn mái không được xử lý chống thấm hoặc quá trình thi công chống thấm không đạt tiêu chuẩn.
+ Do sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng trong quá trình thi công dẫn đến hiện tượng nứt gãy ở công trình, lâu dần công trình sẽ xuất hiện tình trạng thấm dột.
+ Do kết cấu bê tông của sàn mái không bền chặt, chất lượng bê tông kém, đổ bê tông không đều, thi công ẩu, nứt toàn nhà gây biến dạng, nứt gãy sàn mái,…
2. Chống thấm sàn mái bằng màng chống thấm khò nóng:
2.1. Màng chống thấm khò nóng là gì?
Màng chống thấm khò nóng hay còn được biết đến với tên gọi màng chống thấm khò nhiệt là màng chống thấm dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymers APP.
2.2. Ưu – nhược điểm của màng chống thấm khò nóng:
Màng chống thấm khò nóng được sử dụng rộng rãi do nó sở hữu nhiều đặc tính ưu việt như:
+ Khả năng chống thấm nước tốt, chịu được áp suất lớn từ môi trường.
+ Khả năng chịu lực tốt, độ đàn hồi và khả năng có giãn tốt, có thể chống chịu được ở nhiệt độ cao, môi trường có sự biến thiên nhiệt độ lớn.
+ Chịu kéo và chịu xe tốt, cường độ đâm thủng lớn và khả năng chịu mỏi cao.
+ Có thể chịu được trong môi trường có mức nhiệt lạnh.
Tuy vậy, loại vật liệu xây dựng này cũng có một số nhược điểm như:
+ Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong quá trình thi công.
+ Chỉ thích hợp với những bề mặt thi công có diện tích rộng, đối với những khu vực có nhiều nếp chồng mí seno có diện tích hẹp sẽ đòi hỏi tốn thời gian và sự tỉ mỉ khi thi công.
2.3. Quy trình thi công màng chống thấm khò nóng:
Quy trình thi công chống thấm bằng màng khò nóng bao gồm các bước như sau:
+ Bước 1: Khảo sát bề mặt thi công, dự kiến định mức và lượng màng chống thấm cần sử dụng để tiến hành mua nguyên – vật liệu và bố trí nhân công.
+ Bước 2: Xử lý bề mặt thi công: Làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, vảy bê tông và các dị vật.
+ Bước 3: Quét một lớp mỏng sơn lót gốc BITUM để tăng độ bám dính giữa bề mặt sàn mái và lớp màng chống thấm.
+ Bước 4: Dán màng: Sử dụng đèn khò ga để khò phần dưới của lớp màng cho đến khi màng BITUM chảy mềm thì dán màng xuống bề mặt thi công và dùng con lăn miết lên bề mặt, nhất là phần mép tiếp xúc giữa các tấm màng với nhau để các mối tiếp xúc không bị hở.
+ Bước 5: Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình, tiến hành bàn giao công trình.
>> Xem thêm:
- Hướng dẫn quy trình sơn chống thấm tường nhà cũ hiệu quả
- Decor phòng ngủ phong cách retro cực ấn tượng
3. Chống thấm sàn mái bằng màng chống thấm tự dính:
3.1. Màng chống thấm tự dính có những ưu – nhược điểm gì?
Màng chống thấm tự dính có những ưu điểm như:
+ Chống thấm hiệu quả, thi công đơn giản, dễ dàng, không kén chất liệu thi công.
+ Khả năng bám dính tốt, thời gian thi công nhanh chóng.
+ An toàn khi sử dụng, không hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm: Mối nối giữa các tấm màng với nhau không chắc chắn, tuổi thọ không cao so với một số loại vật liệu chống thấm khác.
3.2. Quy trình thi công màng chống thấm tự dính:
Quy trình thi công màng chống thấm tự dính cũng tương tự như màng chống thấm khò nóng nhưng bạn chỉ cần bóc lớp vỏ silicon là có thể dán màng thay vì phải sử dụng đèn khò gas.
4. Chống thấm sàn mái bằng Sika:
Sika là vật liệu chống thấm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn do mang đến những đặc tính nổi trội như:
+ Khả năng thẩm thấu tốt, tạo lớp màng chống thấm chắc chắn, giúp cho tuổi thọ công trình kéo dài.
+ Sử dụng trên nhiều bề mặt khác nhau, kể cả những nơi gồ ghề hay bề mặt góc cạnh.
+ Không đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp, không phụ thuộc vào tay nghề thợ.
Tuy nhiên, loại vật liệu này cũng có những điểm hạn chế như:
+ Thi công tốn nhiều thời gian do cần chồng nhiều lớp Sika.
+ Một số loại Sika có độ đàn hồi kém nên có thể bị nứt vỡ nếu thi công trong điều kiện thời tiết quá nắng.
Quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng Sika bao gồm các bước:
+ Xử lý bề mặt thi công, loại bỏ các dị vật trên bề mặt.
+ Thi công chống thấm bằng Sika: Thực hiện sơn lớp lót và 2 đến 3 lớp hóa chất chống thấm tùy vào loại sản phẩm mà bạn lựa chọn, chú ý gia cố những vị trí dễ xuất hiện thấm dột như cổ ống xuyên sàn, khe tiếp giáp,…
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các biện pháp chống thấm sàn mái, hy vọng rằng bài viết sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích để có thể lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp với công trình của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy vui lòng gọi đến số hotline của chúng tôi hoặc để lại ý kiến dưới phần bình luận để nhận được phản hồi trong thời gian sớm nhất nhé!
>> Gợi ý cho bạn: Tìm hiểu về sơn chống thấm pha xi măng trước khi sử dụng
Related News
Sáng Tạo Không Gian Nấu Nướng Vui Vẻ với Bộ Đồ Chơi Play-Doh
Bộ đồ chơi nặn bột với chủ đề tiệc BBQ là một lựa chọn lýRead More
Thực trạng thông tắc cống tại quận Thanh Xuân và những nguy cơ có thể gây ra
Thông tắc cống tại quận Thanh Xuân đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, gâyRead More