Cầu răng sứ có tốt không? Khi nào thì nên làm cầu răng sứ?
Răng bị sứt mẻ hay bị thiếu không chỉ khiến cho bạn cảm thấy thiếu tự tin khi tiếp xúc với mọi người mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn. Phương pháp làm cầu răng sứ hiện đại giúp khắc phục những khiếm khuyết về răng vừa tiết kiệm lại mang tính thẩm mỹ cao. Hãy cùng Nha khoa Oze tìm hiểu về phương pháp này nhé!
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng bị khuyết dựa vào mô hình sử dụng một cầu răng bằng sứ bắc qua chiếc răng đó. Cầu răng sẽ lấy hai chiếc răng thật bên cạnh một hoặc nhiều răng bị khuyết liền nhau làm điểm tựa và được chụp lên trên thay thế cho răng bị mất.
Cầu răng sứ giúp khôi phục lại răng bị mất một cách nhanh chóng
Cấu tạo của cầu răng sứ bao gồm 2 mão răng ở hai đầu khoảng trống và răng giả ở giữa thay thế cho răng bị mất. Mão răng sẽ được gắn vào răng thật, còn phần răng giả gọi là nhịp cầu. Nhịp cầu này có thể phục hình chắc chắn cho tối đa là 5 răng, tuy nhiên độ bền sẽ tỷ lệ nghịch với số lượng răng cần phục hình.
Các loại cầu răng sứ phổ biến nhất
Cầu răng sứ hiện nay được chia làm 3 loại chính:
- Cầu răng sứ thông thường: được hỗ trợ bởi mão răng sứ ở hai đầu răng bị mất và răng giả thay thế ở giữa. Đây là loại cầu răng sứ truyền thống và được lựa chọn nhiều nhất.
- Cầu răng sứ dán: gồm phần răng giả thay thế cho răng bị mất và dải kim loại dán cố định vào các trụ răng ở hai bên. Loại cầu răng dán không cần phải mài răng nhưng đòi hỏi răng thật làm trụ phải chắc khỏe để có thể đỡ được răng giả ở giữa, thường được áp dụng để phục hình răng cửa.
- Cầu ngắt lực: tương tự như cầu răng sứ thông thường nhưng chỉ có 1 mão sứ nằm ở một bên thay vì hai bên. Cầu ngắt lực được áp dụng đối với răng mọc không cùng hướng với răng xung quanh, thường là răng cửa bên.
Cầu răng sứ dán không cần phải mài răng mà vẫn đảm bảo hiệu quả phục hình răng
Vật liệu sử dụng làm cầu răng sứ có thể là toàn sứ hoặc kim loại. Vật liệu kim loại có ưu điểm là chắc chắn, giúp phục hình nhanh chóng và có độ bền rất cao, tuy nhiên không đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Còn đối với vật liệu toàn sứ được đánh giá cao bởi tính thẩm mỹ vì có màu sắc và hình dạng gần như giống hệt với răng thật, an toàn và có độ bền nhất định.
Đọc thêm: Quy trình làm cầu răng sứ như thế nào?
Xem vị trí nốt ruồi trên cơ thể để biết phú quý tài lộc
Ưu điểm và nhược điểm của cầu răng sứ
Ưu điểm
Sau khi hoàn tất quá trình làm cầu răng sứ, bạn có thể hoàn toàn khắc phục được những khiếm khuyết xấu xí trên răng cũng như tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. Những ưu điểm nổi trội mà phương pháp này mang lại có thể kể đến như:
- Tính thẩm mỹ cao: cả phần mão răng và răng giả đều được chế tác giống hệt với răng thật từ màu sắc cho tới hình dáng.
- Độ bền và tuổi thọ cao, nếu kết hợp chế độ sinh hoạt và chăm sóc tốt thì cầu răng sứ có thể đạt tuổi thọ lên tới 10-15 năm.
- Chi phí vừa phải ở tầm trung, không quá đắt đỏ.
- Không mất nhiều thời gian thực hiện
Phương pháp làm cầu răng sứ mang nhiều ưu điểm vượt trội
Nhược điểm
Mặc dù mang nhiều ưu thế so với những phương pháp y khoa khác, cầu răng sứ vẫn mắc phải một số hạn chế nhất định như:
- Gây xâm lấn tới cấu trúc răng thật do phải bào mòn men răng ở phần răng hai bên để làm trụ cho cầu răng sứ.
- Không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm.
- Nếu cầu răng bị hở và thức ăn vô tình bám lại sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Những trường hợp nên làm cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng bị mất phổ biến, tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp nhất trong trường hợp đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Bị mất 1 hoặc nhiều răng, trong đó số răng bị mất chỉ nên không quá 5 răng để đảm bảo chất lượng của cầu răng.
- Răng ở phía hai bên vẫn còn đủ chắc chắn để làm trụ cho cầu răng giả.
- Bị mất một phần nhỏ của răng
- Phần xương hàm chưa bị tiêu hõm, các răng còn lại chưa xô lệch, đổ xiên.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng tốt, không mắc hoặc đã điều trị dứt điểm các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy,…
Quy trình làm cầu răng sứ hiện đại
Các bước tiến hành làm cầu răng sứ bao gồm:
Thăm khám và tư vấn
Trước hết các nha sĩ sẽ thực hiện việc kiểm tra, chụp X-quang cho bạn để có thể nắm được tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại cũng như đề xuất tư vấn phù hợp cho bạn.
Vệ sinh, sát khuẩn khoang miệng
Bước vệ sinh sạch sẽ khoang miệng là bước không thể thiếu trước khi tiến hành các thao tác làm cầu răng tiếp theo. Khoang miệng được sát khuẩn nhằm ngăn ngừa tối đa nguy cơ xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Vệ sinh khoang miệng trước khi tiến hành làm cầu răng sứ
Gây tê và mài cùi răng
Để giảm bớt cảm giác ê buốt răng trong khi mài cùi răng, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho bạn, sau đó sẽ mài bớt một phần men răng của 2 răng làm trụ cho cầu răng sứ.
Lấy dấu răng, chế tác cầu răng sứ
Thao tác lấy dấu răng được thực hiện bởi các dụng cụ y tế chuyên dụng và hiện đại, từ đó xác định hình dạng và kích thước răng thật để chế tác răng giả.
Cố định cầu răng sứ
Cầu răng sứ sau khi chế tác sẽ được gắn cố định lên trụ răng, điều chỉnh sao cho vừa vặn với khuôn hàm và kết thúc quá trình làm cầu răng. Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cho bạn để theo dõi và điều chỉnh cầu răng sứ sao cho thuận tiện nhất với sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về phương pháp phục hình thẩm mỹ làm cầu răng sứ. Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ có được câu trả lời cho những thắc mắc của mình để có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh.
Related News
So sánh Samsung Galaxy S24 bản Mỹ với S23 bản Mỹ
Samsung Galaxy S24 đã ra mắt, thu hút nhiều sự chú ý từ giới côngRead More
Kinh nghiệm chọn thuê Hosting giá rẻ tối ưu chi phí cho bạn
Chào bạn, tôi là Lê Nam, chuyên gia trong lĩnh vực Search Engine Optimization vớiRead More